Hóa chất nói chung và hóa chất xi mạ nói riêng tuy mang lại nhiều lợi ích cho con người, song nó cũng tồn tại khá nhiều mối nguy hiểm, độc hại. Do vậy, trong quá trình làm việc, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc để đảm bảo an toàn, tránh gặp phải những tình huống ngoài ý muốn có thể xảy ra.

Như các bạn cũng biết, khi làm việc trực tiếp hay gián tiếp với hóa chất đều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc mãn tính. Có nghĩa là, chất độc sẽ từ từ ngấm vào bên trong cơ thể, mỗi ngày một ít, đến một thời điểm nào đó khi lượng chất độc tích tụ vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể thì nó sẽ sinh ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, chức năng gan, viêm và thoái hóa da, thậm chí có thể dẫn đến ung thư…

Những nguyên tắc cần nhớ khi làm việc với hóa chất
Ảnh minh họa.

Một vài trường hợp khác, chất độc có thể bắn vào da, mặt, mắt hay gây ra nhiều tai nạn khác trong quá trình làm việc. Để tránh được các hậu quả đáng tiếc, bạn tuyệt đối không được để cho chất độc bắn vào người hay quần áo. Cẩn trọng trong từng khâu và tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc đề ra. Nắm rõ những lưu ý dưới đây để biết mình nên làm như thế nào khi làm việc với hóa chất.

  • Luôn mặc đồ bảo hộ và kiểm tra chúng một cách cẩn thận trước khi bắt đầu làm việc. Nếu đồ bảo hộ bị hỏng, rách, không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ thì bạn cần phải thay mới chúng đi ngay.
  • Tuân thủ theo các nguyên tắc ban hành và thực hiện theo đúng nhiệm vụ, công việc của bạn được đào tạo.
  • Tìm hiểu về các thủ tục cũng như thiết bị khẩn cấp, điều đó sẽ giúp bạn biết cách sơ tán, báo cáo khẩn cấp, đối phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra như hỏa hoạn, sự cố rò rỉ…
  • Luôn luôn thận trọng, lên kế hoạch trước khi bắt tay vào thực hiện công việc gì đó. Suy nghĩ đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, chú ý tới những gì mà bạn phải làm trong suốt quá trình thực hiện.
  • Lưu trữ tất cả các nguyên liệu một cách hợp lý, tác riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây nên cháy nổ. Ở các khu vực để hóa chất cũng cần đảm bảo khô ráo, thông thoáng và sạch sẽ.
  • Bất kỳ hóa chất nào cũng được bao bọc đầy đủ, ở trên nó cũng có ghi rõ nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, dữ liệu an toàn và biện pháp phòng ngừa nguy hiểm. Do vậy, trước khi sử dụng bạn nên đọc kỹ và áp dụng đúng trong suốt quá trình làm việc với nó.
  • Lựa chọn loại thùng chứa hóa chất phù hợp, không sử dụng loại không được chứa đựng cũng như không có nhãn mác. Báo cáo ngay với người quản lý nếu phát hiện thùng bị hư, trên thùng nhãn hiệu không nhìn rõ.
  • Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Không để bản thân tiếp xúc với bất kỳ hóa chất nào dù là loại hóa chất xi mạ nào. Rửa tay xà phòng và nước, lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất một lần trong lúc làm việc, điều đó sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm một cách tối đa.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi, hi vọng sẽ giúp bạn biết cách làm việc với hóa chất sao cho đúng và an toàn.

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Xem nhiều trong tuần

Dung môi phân cực và không phân cực là gì?

Dung môi phân cực hòa tan chất tan phân cực và dung môi không phân cực hòa tan chất tan không phân cực. Ví dụ, nước là một dung môi phân cực và nó sẽ hòa tan muối và các phân tử phân cực khác, nhưng không phải là các phân tử không phân cực như dầu. Xăng là một dung môi không phân cực và sẽ hòa tan dầu, nhưng sẽ không trộn lẫn với nước.

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Làm sao xác định 1 chất là dung môi phân cực hay không phân cực?

Dung môi là chất lỏng có khả năng hòa tan các hợp chất khác nhau. Dung môi được chia làm 2 loại dung môi phân cực và không phân cực . Vậy làm sao xác định 1 chất là dung môi phân cực hay không phân cực? Hãy cùng dung môi công nghiệp tìm hiểu nhé. {tocify} $title = {Nội dung bài viết} Dung môi phân cực là gì? Dung môi phân cực là các hợp chất có xu hướng có một đầu là cực dương và đầu kia là cực âm. Điều kiện để là dung môi phân cực là: Phân tử do hai hoặc nhiều nguyên tố khác nhau tạo nên. Phân tử phải không đối xứng. (không đối xứng có nghĩa là hình dạng mà hai mặt khác nhau.) Một hợp chất có nhóm OH, như nước và ethanol, là những chất phân cực. Dung môi không phân cực là gì? Dung môi không phân cực là dung môi có các phân tử có điện tích gần giống nhau ở tất cả các phía. Nói cách khác, nó có độ tĩnh điện thấp. Các dung môi này hòa tan tất cả các loại hợp chất không phân cực. Dung môi không phân cực được sử dụng để hòa tan các hydrocacbon khác, chẳng hạn như dầu, mỡ và sá

Ethoxylates là gì, đặc điểm và ứng dụng của nó?

Ethoxylates là một nhóm hóa chất có cấu trúc phân tử dựa trên quá trình ethoxyl hóa, trong đó nhóm ethylene oxide (EO) được thêm vào một phân tử hoá học khác. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện phản ứng giữa ethylene oxide và một chất mẹ (chất khởi đầu) có thể là rượu, phenol, amin, axit béo, hoặc các chất hữu cơ khác.

Dung môi Toluene Diisocyanate (TDI)

Toluene diisocyanate (TDI) là một hợp chất hữu cơ có công thức CH3C6H3(NCO)2. Hai trong số sáu đồng phân có thể có là quan trọng về mặt thương mại: 2,4-TDI (CAS: 584-84-9) và 2,6-TDI (CAS: 91-08-7). 2,4-TDI được sản xuất ở trạng thái tinh khiết, nhưng TDI thường được bán trên thị trường dưới dạng hỗn hợp 80/20 và 65/35 của các đồng phân 2,4 và 2,6 tương ứng.