Giày dép không đơn thuần là phụ kiện thời trang, mà chúng còn giúp bảo vệ đôi chân trước nguy cơ chấn thương trong những hoạt động thường ngày. Một đôi giày vừa chân, chất liệu tốt sẽ đưa bạn đi cả thế giới.

Nguyên vật liệu và dung môi sử dụng trong ngành sản xuất giày da
Dung môi sử dụng trong ngành sản xuất giày da.

Ngành sản xuất giày da ngày càng phát triển để đáp ứng được nhu cầu trên của thị trường. Kinh doanh và sản xuất giày dép cũng đang trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn được chú trọng.

Bạn đang tìm hiểu ngành nghề sản xuất này để đầu tư. Bạn muốn biết những nguyên vật liệu và dung môi được sử dụng trong quá trình sản xuất giày dép? Mua dung môi ngành giày da ở đâu uy tín? Dung Môi Công Nghiệp sẽ giới thiệu và trả lời các câu hỏi trên qua bài viết này.

Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của ngành giày da bao gồm: Da, vải, đế giày, phụ liệu trang trí và nguyên liệu phụ trợ.

Da làm giày

Da làm giày được coi là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất giày da. Da giày được chia làm 2 loại: da thậtgiả da.

  • Da thật ở đây được lấy từ da của động vật: Da bò, da trâu, da dê, da cá sấu... Giày dép được làm từ da thật (da thuộc) sẽ bền đẹp theo thời gian. Tùy vào định hướng phân khúc người tiêu dùng mà đơn vị sản xuất lựa chọn loại da phùy hợp
  • Da giả: Để giải quyết bài toán kinh tế và đưa ra sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, và phân khúc người tiêu dùng từ bình dân đến cao cấp. Các nhà sản xuất giày da đã sử dụng thêm các loại da giả để đưa vào quá trình sản xuất. Các loại da giả được sử dụng phổ biến như: Da PU, Simili...
Nguyên vật liệu và dung môi sử dụng trong ngành sản xuất giày da
Nguyên liệu da làm giày. Ảnh minh họa.

Đế giày

Đế giày cũng là nguyên vật liệu quan trọng không kém so với da làm giày. 1 đôi giày có chắc chắn và nâng đỡ được đôi chân hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu và kết cấu của đế giày. Đế giày thường được làm bằng các chất liệu: PVC, EVA, PU, Cao su nhiệt dẻo hoặc Cao su lưu hóa... Tùy vào từng loại giày, kiểu dáng để lựa chọn loại đế phù hợp.

Gót và mặt gót

Gót: Giày da có nhiều loại gót khác nhau tùy thuộc vào thiết kế và kiểu dáng. Các loại gót phải đáp ứng được yêu cầu, chất liệu sử dụng phải chống được va chạm, không được giòn, mềm và nứt vỡ trong suốt quá trình dán và mang.

Gót giày được chia làm 2 loại: gót da ép, gót gỗ, gót nhựa hoặc gót kim loại.

Mặt gót: Là phần tiếp xúc trực tiếp với đất và chịu lực lớn ví vậy gót bị mòn nhanh chóng trong quá trình sử dụng, do đó người ta phải thêm vào phần gọi là mặt gót để tránh hoặc giảm thiểu sự mòn gót.

Chất liệu để làm mặt gót phải bền, chống mài mòn, không giãn hoặc gây trượt. Vật liệu được sử dụng làm mặt gót gồm: PU, Nylon, PE, Cao su nhiệt dẻo hoặc polypropylen. Trong đó, PU được sử dụng rộng rãi đặc biệt đối với giày nữ còn Cao su nhiệt dẻo hoặc polypropylen được sử dụng đối với giày nam.

Đế trong

Ðế trong là phần nối đế ngoài với mũi giày và nằm ở giữa chúng, chính là phần chân đặt lên lớp lót dán lên đế trong. Mũi giày và đế ngoài được dán lên đế trong bằng keo hoặc bằng chỉ may.

Nguyên liệu để sản xuất để trong bao gồm da thuộc động vật, tấm bằng da, tấm sợi (fibre board).

Pho mũi

Pho mũi là bộ phận nằm ở giữa phần che phủ các ngón chân và lớp lót, pho mũi giúp giữ hình dáng của mũi giày và bảo vệ các ngón chân. Vật liệu dùng sản xuất pho mũi có thể mềm giúp uyển chuyển linh động hoặc cứng để có thể giữ được hình dáng trong khi mang.

Nguyên liêu để sản xuất pho mũi bao gồm: da thuộc động vật, các loại sợi tẩm Polystyrene, cao su và các chất liệu nhiệt dẻo.

Pho hậu

Pho hậu là bộ phận dán giữa mũ giày và lớp lót ở phần sau của giày, tạo cho giày sự vừa vặn và tránh bị trượt. Pho hậu thường có khả năng chống ẩm, có độ bật nẩy tốt nhưng vẫn tạo phần chắc và dẻo mềm ở phần sau giày.

Nguyên liệu để sản xuất pho hậu thường làm bằng da thuộc động vật, tấm da, tấm sợi, nhựa dẻo hoặc nhựa nhúng trong dung môi.

Độn cứng

Độn cứng là một vật liệu được đặt giữa đế trong và đế ngoài của giày, có tác dụng như một bộ phận gia cố cho giày chắc chắn hơn.

Các loại keo dán

Keo dán là một loại hợp chất hóa học có chức năng hình thành sự kết dính tạm thời hoặc vĩnh viễn theo yêu cầu giữa các bề mặt.

Ngành da giày thường sử dụng mủ cao su, Neoprene, Polyurethane cũng như các loại keo dán nóng chảy khác.

Dung môi sử dụng trong ngành giày da

Hóa chất là 1 nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện nay. Công nghiệp sản xuất giày da cũng không ngoại lệ. Hóa chất được sử dụng trong hầu hết các công đoạn làm giày. Từ công đoạn thuộc da, xử lý da, đến làm đế, tẩy rửa, phun sơn, keo, hoàn thiện đôi giày.

Lắp ráp mũ giày Keo cao su, keo dán dung môi, mực in thêu, Xylene Acetone, Methyl Ethyl Ketone (MEK), Toluene, Butyl Acetate, Trichloroethylene...
Dán mũi giày Dung môi hoạt hóa Acetone, MEK, Ethyl Acetate,Toluene, Butyl Acetate...
Chuẩn bị mũ giày Dung môi tẩy, sơn lót Acetone, MEK, Ethyl Acetate
Làm kín đế Thuốc bôi đen Acetone, MEK
Làm sạch vật liệu đế giày Dung môi tẩy, sơn lót Acetone, MEK, Toluene, Butyl Acetate
Gắn mũi vào đế giày Keo dán Acetone, MEK, Toluene, Butyl Acetate, Ethyl Acetate
Làm sạch gót giày Nước tẩy Acetone, MEK, Toluene, Butyl Acetate, Methylene Chloride (MC)
Sơn đế, gót giày Sơn Acetone, MEK, Toluene, Butyl Acetate
Làm sạch mũi giày Chất làm sạch Cyclohexanone, Xăng trắng, MC

Công đoạn thuộc da

Thuộc da là quy trình xử lý hóa chất trên da mộc của động vật để biến đổi mảnh da mộc trở thành da thuộc thành phẩm. Mục đích chính của quy trình thuộc da chính là thay đổi cấu trúc protein của mảnh da. Trước khi thuộc, mảnh da cần được loại bỏ lông, mỡ thừa, xử lý bước đầu với muối, vôi,… Sau tất cả các bước chuẩn bị, mảnh da mới chính thức được đưa vào quy trình thuộc da chính thức.

Hóa chất được sử dụng trong quá trình thuộc da là NaOH, Vôi bột, Nacl, H2SO4, sunfate crom....

Làm đế giày

Dung môi được sử dụng trong quá trình làm đế giày bao gồm các dung môi cao su như: S97, DSP 80/100. Các dung môi hóa lỏng, pha loãng chất chống dính cho khuôn làm đế giày như: Dung môi MC, dung môi S97...

Công đoạn lắp ráp

Hóa chất được sử dụng ở công đoạn này chủ yếu là keo và dung môi pha keo. Đặc tính của keo là dạng gel đặc, trong quá trình sử dụng keo dễ bị đông đặc rất nhanh dẫn đến khó khăn cho việc dán các chi tiết yêu cầu tính thẩm mĩ cao như lắp ráp các bộ phận mũ giày hay gắn mũi vào đế giày. Để giải quyết được vấn đề này, dung môi pha loãng keo dán là giải pháp hữu hiệu và hiệu quả nhất: nhằm đáp ứng được tốc độ đóng rắn định hình mà vẫn đảm bảo được thời gian trong quá trình sử dụng. Dung môi pha loãng keo có nhiều loại nhưng hiệu quả nhất phải kể đến là Xylene.

Công đoạn hoàn thiện

Dung môi sử dụng trong công đoạn này được phân làm 3 loại:

  • Dung môi pha mực in
  • Dung môi pha sơn
  • Dung môi tẩy rửa

Dung môi pha mực in:

In ấn các chi tiết, hoa văn, tag... cũng là 1 công đoạn để hoàn tất quy trình sản xuất một đôi giày da. Dung môi dùng để pha mực in thêu trên giày da gồm có: Ethyl Acetate (EA), Xylene, Diethylene Glycol (DEG)...

Dung môi pha sơn:

Trong quá trình tẩy sơn đế, gót dày. Là dung dịch hay hỗn hợp chuyên dụng để pha loãng hoặc bổ sung thêm các đặc tính khác như chống thấm, chống bám, chống rêu,… Mục đích cuối cùng là làm cho sơn dễ dàng sử dụng và tăng khối lượng phủ bề mặt của sơn. Dung môi pha sơn được sử dụng trong quá trình sản xuất giày da bao gồm: Acetone, Toluen, Butyl acetate, Xylene, MEG...

Dung môi tẩy rửa

Công đoạn tẩy rửa là công đoạn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của đôi giày da. Trong quá trình dán giày, không thể tránh khỏi việc để lại các vết keo thừa, sơn lem, bụi bẩn dính trên da. Với đặc tính dễ bay hơi và có thể hòa tan được nhiều chất, Hóa chất dung môi được dùng làm chất tẩy rửa lý tưởng trong sản xuất giày da. Hóa chất dung môi được dùng là chất tẩy rửa bao gồm: MC, Acetone, Toluen, Butyl Acetate...

Mua dung môi sản xuất giày da ở đâu?

Hóa Chất Sapa tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu về xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng hóa chất. Với tiêu chí chất lượng đi đầu và giá cả bình ổn, Hóa Chất Sapa địa chỉ uy tín để Quý khách hàng gửi gắm niềm tin.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua số Mr Vương: 076.24.999.24 để được hỗ trợ kịp thời.

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Xem nhiều trong tuần

Toluene (C6H5CH3) - Methylbenzene

Toluene là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ hoặc quá trình hóa dầu. Toluene là một thành phần phổ biến trong xăng, keo và các sản phẩm sơn. Toluene là một chất lỏng, không màu, không tan trong nước và có mùi giống như chất pha loãng sơn. Nó là một chất lỏng không màu được thay thế đơn chức, bao gồm một nhóm CH 3 được gắn với một nhóm phenyl.

Chất tải lạnh là gì? Khái niệm về chất tải lạnh

Chất tải lạnh (hay còn gọi là chất làm lạnh) là các chất được sử dụng trong hệ thống làm lạnh để hấp thụ và chuyển đổi nhiệt độ từ môi trường xung quanh. Chất tải lạnh có khả năng hấp thụ nhiệt từ một nguồn nhiệt và truyền nhiệt đến một nguồn nhiệt khác.

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Dung môi phân cực và không phân cực là gì?

Dung môi phân cực hòa tan chất tan phân cực và dung môi không phân cực hòa tan chất tan không phân cực. Ví dụ, nước là một dung môi phân cực và nó sẽ hòa tan muối và các phân tử phân cực khác, nhưng không phải là các phân tử không phân cực như dầu. Xăng là một dung môi không phân cực và sẽ hòa tan dầu, nhưng sẽ không trộn lẫn với nước.

Cồn Isobutanol (Isobutyl Alcohol)

Isobutanol còn được gọi Isobutyl Alcohol được sử dụng phổ biến trong sản xuất sơn và nhựa resin, trong mực in, keo dán, sản xuất vecni đánh bóng...

Chất Hóa Dẻo Di-Isononyl Phthalate (DINP)

Di-Isononyl Phthalate (DINP) là một loại chất phụ gia phthalate được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất. Nó là một loại chất phụ gia mềm dẻo và có khả năng tăng cường tính đàn hồi và độ bền của các vật liệu nhựa.