Giặt khô là phương pháp giặt sử dụng các hợp chất hữu cơ làm dung môi giặt. Dung môi giặt khô có thể tái chế để sử dụng lại nhiều lần.

Hiện nay việc giặt khô bằng dung môi trở nên rất phổ biến vì tiết kiệm được thời gian và chi phí cũng như mang lại chất lượng tốt của quần áo rất nhiều. Cùng dung môi công nghiệp tìm hiểu phương pháp này nhé.

Giặt khô là gì? Dung môi cho ngành giặt khô hiện nay?
Giặt khô.

Giặt khô là gì?

Giặt khô là phương pháp giặt sử dụng các hợp chất hữu cơ làm dung môi giặt. Thay vì được giặt trong nước, quần áo và đồ vải sẽ được giặt trong dung môi.

Hóa chất sử dụng cũng là loại hóa chất khác biệt với hóa chất giặt thông thường. Nguyên lý tưởng chừng như đơn giản nhưng cấu tạo thiết bị và quá trình vận hành lại phức tạp.

Quá trình giặt khô có dung môi

Quá trình giặt khô là một quá trình tương đối giống phương pháp giặt thông thường, cũng sử dụng hóa chất và lực va đập cơ học để đánh tẩy và làm sạch quần áo.

Để có thể hình dung một cách dễ hơn bạn có thể xem qua sự so sánh giữa giặt khô khác với giặt nước như sau:

  • Giặt nước: Quần áo + Nước + Dung dịch giặt nước + Máy giặt nước. Sau giặt, máy xả, quần áo được vắt khô. Nước được thải bỏ.
  • Giặt khô: Quần áo + Dung môi giặt khô + Máy giặt khô. Sau giặt, máy xả, vắt và sấy khô quần áo. Dung môi được tách chất bẩn, chưng cất hoặc qua bộ phận lọc để thu hồi dung môi sạch tái sử dụng.
Giặt khô là gì? Dung môi cho ngành giặt khô hiện nay?
Máy giặt khô sử dụng dung môi. Ảnh minh họa.

Dung môi cho ngành giặt khô

Các loại dung môi phổ biến cho ngành giặt khô hiện nay được nhắc đến nhiều nhất là Dowper Solvent và Perchloroethylene (PCE).

Dưng môi giặt khô Dowper Solvent
Dowper Solvent. Ảnh sản phẩm nhà cung cấp.

Dowper Solvent (Perchloroethylene) được dùng chủ yếu trong thương mại và kỷ nghệ giặt khô, nó thay thế cho các dung môi khác vì tính hiệu quả, độc tính tương đối thấp, không cháy, dễ tái chế, không để lại mùi trên vải sợi, an toàn đối với các loại vải, thuốc nhuộm, vật liệu trang trí trong ngành thời trang.

Ở bài sau mình sẽ ra bài phân tích cụ thể về sản phẩm Dowper Solvent. Mời các bạn xem DOWPER™ Solvent: Giải pháp ổn định cho ngành giặt khô.

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Advertisement

Xem nhiều trong tuần

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Ethoxylates là gì, đặc điểm và ứng dụng của nó?

Ethoxylates là một nhóm hóa chất có cấu trúc phân tử dựa trên quá trình ethoxyl hóa, trong đó nhóm ethylene oxide (EO) được thêm vào một phân tử hoá học khác. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện phản ứng giữa ethylene oxide và một chất mẹ (chất khởi đầu) có thể là rượu, phenol, amin, axit béo, hoặc các chất hữu cơ khác.

Lưu huỳnh là gì? Cách điều chế và các ứng dụng

Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim phổ biến, thường hay xuất hiện trong cuộc sống thường ngày. Bài viết hôm nay Dung Môi Công Nghiệp sẽ chia sẻ đến các bạn chi tiết về kiến thức tính chất vật lý và tính chất hóa học của lưu huỳnh và cũng như cách điều chế và ứng dụng của lưu huỳnh.

Toluene (C6H5CH3) - Methylbenzene

Toluene là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ hoặc quá trình hóa dầu. Toluene là một thành phần phổ biến trong xăng, keo và các sản phẩm sơn. Toluene là một chất lỏng, không màu, không tan trong nước và có mùi giống như chất pha loãng sơn. Nó là một chất lỏng không màu được thay thế đơn chức, bao gồm một nhóm CH 3 được gắn với một nhóm phenyl.

Chọn dung môi pha Chất chống thấm cho vải

Việc pha chế chất chống thấm cho vải đòi hỏi lựa chọn dung môi cẩn thận để đảm bảo lớp phủ đều, không gây nhăn và hạn chế tối đa mùi hôi. Một dung môi phù hợp không chỉ giúp tăng cường khả năng bảo vệ mà còn tối ưu hóa quá trình phủ chống thấm, cho phép vải khô tự nhiên và đạt chất lượng bề mặt tốt nhất. Chọn dung môi pha Chất chống thấm cho vải. Topsol 3040 là một lựa chọn đang được cân nhắc, bên cạnh một số dung môi khác như Isopar và các loại acetate. Tại sao nên dùng Topsol 3040? Topsol 3040 nổi bật nhờ khả năng bay hơi chậm và mùi nhẹ, điều này giúp lớp chống thấm không khô quá nhanh, tránh tình trạng nhăn và bảo đảm lớp phủ đều trên bề mặt vải. Đây là một yếu tố quan trọng khi phủ chất chống thấm trên các chất liệu mỏng manh hoặc cần có sự đồng đều cao. Ưu điểm của Topsol 3040 Tốc độ bay hơi chậm : Cho phép lớp phủ chống thấm tự khô, hạn chế tối đa tình trạng quăn hay nhăn bề mặt vải. Mùi nhẹ : Thân thiện hơn khi sử dụng, giúp giảm thiểu mùi khó chịu trong quá trình pha và thi ...

TOPSol A100 - dung môi thơm C9

TOPSol A100 có nhiều cái tên khác nhau như Solvesso 100, aromatic 100, Solvent naphtha (petroleum), light arom hay được gọi quen thuộc ở Việt Nam là Dung môi thơm C9.