Epoxy là dòng sơn phổ biến nhất được sử dụng trong lĩnh vực sơn tàu biển bởi tính chất vượt trội của nó. Một dòng sơn cao cấp khẳng định được thương hiệu nổi bật khi cạnh tranh với các dòng sơn khác.

Epoxy được sử dụng để sơn tàu biển
Epoxy được sử dụng để sơn tàu biển.

Tàu biển hoạt động trên bề mặt nước biển có nồng độ mặn của muối cũng với tính axit cho nên rất dễ bị ăn mòn, cho nên sử dụng sơn epoxy để sơn tàu biển thích hợp nhất.

Epoxy có 2 thành phần là dung môi và phần đóng rắn polyamide có độ bền và độ bóng cao, độ bám dính hiệu quả cùng khả năng chống thấm nước tuyệt đối được kiểm nghiệm trong quá trình sử dụng, điều này đã lý giải vì sao epoxy được lựa chọn để sơn tàu biển nhiều nhất.

Tính chất tiêu biểu của epoxy

Dòng sản phẩm Epoxy mà chúng tôi đề cập đến ở đây là DER 671-X75 Epoxy Resin:

Tính chất tiêu biểu của epoxy
Tính chất tiêu biểu của epoxy.

Công thức

Sơn phủ đóng rắn với polyamide

Đây là công thức sơn phủ trong suốt dùng cho các mục đích thông thường. Loại sơn này thích hợp dùng trong những nơi cần chịu được dung môi, chịu hóa học, chống thấm cần tính mềm dẻo tốt. Có thể pha màu vaò nhựa hoặc đóng rắn hoặc cả hai dùng cho sơn quét hoặc sơn xịt. Có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn chất đóng rắn polyamide bằng polyamide khác để tạo ra tính năng mong muốn cho sơn.

Sơn phủ đóng rắn với polyamide
Bảng thành phần và công thức tham khảo.

Quy trình pha chế

Pha nhựa epoxy và chất đóng rắn tan hoàn toàn với dung môi từng phần riêng, có thể lọc nếu cần thiết.

Pha nhựa epoxy và chất đóng rắn tan hoàn toàn với dung môi từng phần riêng,

Sau đó đóng gói theo khối lượng cần dùng. Đổ từ từ và cẩn thận phần đóng rắn vào phần nhựa. Phần hổn hợp nhựa và đóng rắn sau khi đã pha lại với nhau có thể sử dụng tốt nhất từ 15 phút đến 1 giờ và để nơi thoáng mát. Thời gian sống của hổn hợp sau khi pha rất ngắn. Hổn hợp này có thể dùng được từ 8 đên 12 giờ và độ nhớt ít thay đổi ở điều kiện làm việc thông thường.

Nếu đóng rắn ở nhiệt độ thường, màng sơn có độ dày 30-50µm với mức độ đóng rắn sau:

  • Thời gian khô để xử lý: 5 – 8 giờ.
  • Đạt tính năng vật lý hoàn toàn: 2 – 4 ngay.
  • Đạt tính năng chống hóa học, ăn mòn..: 6 – 8 ngày.

Để màng sơn đạt các tính năng như trên nếu đóng rắn ở nhiệt độ cao thì quy trình đóng rắn như sau:

  • 25 phút ở 95°C
  • 15 phút ở 125°C
  • 10 phút ở 150°C
  • 5 phút ở 175°C

Sơn sấy màu

Dưới đây là công thức pha men bóng dùng cho xưởng đóng tàu, thuyền và các đồ dùng cho ngành hàng hải cần tính năng chống thấm nước. Loại men này thích hợp để quét và lăn và có thể được pha loãng để xịt với cùng hổn hợp dung môi như sơn trong bên trên.

Sơn sấy màu epoxy
Thành phần và công thức tham khảo.

Quy trình pha chế

Hòa tan hoàn toàn riêng nhựa epoxy và chất đóng rắn với dung môi, có thể lọc nếu cần. Sau đó đóng gói theo khối lượng cần dùng. Thêm chất độn và màu cùng khuấy trộn mạnh vào dung dịch chất đóng rắn để phân tán và nghiền. Sau đó pha dung dịch chất đóng rắn đã pha màu vào phần nhựa từ từ và hoàn toàn. Để có kết quả tốt nhất nên sử dụng hổn hợp này trong vòng 15 phút đến 1 giờ và ứng dụng trong khu vực thông thoáng.

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Xem nhiều trong tuần

Dung môi phân cực và không phân cực là gì?

Dung môi phân cực hòa tan chất tan phân cực và dung môi không phân cực hòa tan chất tan không phân cực. Ví dụ, nước là một dung môi phân cực và nó sẽ hòa tan muối và các phân tử phân cực khác, nhưng không phải là các phân tử không phân cực như dầu. Xăng là một dung môi không phân cực và sẽ hòa tan dầu, nhưng sẽ không trộn lẫn với nước.

Toluene (C6H5CH3) - Methylbenzene

Toluene là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ hoặc quá trình hóa dầu. Toluene là một thành phần phổ biến trong xăng, keo và các sản phẩm sơn. Toluene là một chất lỏng, không màu, không tan trong nước và có mùi giống như chất pha loãng sơn. Nó là một chất lỏng không màu được thay thế đơn chức, bao gồm một nhóm CH 3 được gắn với một nhóm phenyl.

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Cồn Isobutanol (Isobutyl Alcohol)

Isobutanol còn được gọi Isobutyl Alcohol được sử dụng phổ biến trong sản xuất sơn và nhựa resin, trong mực in, keo dán, sản xuất vecni đánh bóng...

Chất tải lạnh là gì? Khái niệm về chất tải lạnh

Chất tải lạnh (hay còn gọi là chất làm lạnh) là các chất được sử dụng trong hệ thống làm lạnh để hấp thụ và chuyển đổi nhiệt độ từ môi trường xung quanh. Chất tải lạnh có khả năng hấp thụ nhiệt từ một nguồn nhiệt và truyền nhiệt đến một nguồn nhiệt khác.

Glycol là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong Chiller?

Hầu hết mọi người đều biết glycol như một thành phần trong chất chống đông. Nhưng điều mà nhiều người ít biết là glycol cũng được sử dụng làm chất tải lạnh trong máy làm lạnh bia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu glycol là gì và cách nó được sử dụng trong hệ thống Chiller như thế nào.