Cồn có thể gây hại cho da nhưng không phải tất cả đều được tạo ra hoặc hoạt động theo cùng một cách.

Cồn có thể gây hại cho da nhưng không phải tất cả đều được tạo ra hoặc hoạt động theo cùng một cách.

Nhiều sản phẩm chăm sóc da sử dụng danh sách "được phép" để chứng minh cam kết về an toàn cho da và ý thức bảo vệ môi trường.

Không có sulphates, không có paraben, không có dầu khoáng, không có màu nhân tạo, không có nước hoa - danh sách này vẫn tiếp tục và không ngừng tăng lên.

Một trong những mặt hàng gây tranh cãi nhất trong danh sách "không được dùng cho da" là cồn. Cồn là thành phần không được ưa chuộng trong vài năm qua vì nhiều thương hiệu lạm dụng nó.

Cồn đơn giản

Rachaelle Rempe, người sáng lập thương hiệu chăm sóc da Auraiha, cho biết: "Khi nói đến mỹ phẩm, chúng tôi chia cồn thành hai loại: cồn đơn giản và cồn béo. Mặc dù không có loại cồn 'tốt' và 'xấu', chúng có thể sử dụng để đạt được các kết quả khác nhau".

Cồn đơn giản còn được gọi là cồn dễ bay hơi, có tính khử nước sâu. Mất nước có thể dẫn đến da bị ngứa, nhạy cảm, xỉn màu, sản xuất quá nhiều bã nhờn, nếp nhăn, vết châm chim và nhiều hơn thế.

Các loại cồn đơn giản như cồn etylic, metanol, etanol, cồn biến tính và cồn benzyl hầu hết được sử dụng làm chất kháng khuẩn hoặc làm dung môi để cải thiện kết cấu của công thức.

Cồn trong mỹ phẩm an toàn hay không?
Cồn đã trở thành một thành phần không được ưa chuộng trong vài năm trở lại đây. Ảnh: Everyday Health.

Có rất nhiều dòng sản phẩm chăm sóc da dành cho da dầu hoặc da bị mụn sử dụng cồn như một chất làm se khít lỗ chân lông, có khả năng hấp thụ dầu thừa và mang lại cảm giác tươi mát.

Tuy nhiên, các sản phẩm chứa cồn đã lấy đi tất cả lượng dầu tự nhiên trên da của bạn, cả những chất dư thừa bạn muốn loại bỏ và những chất cần thiết mà làn da cần để duy trì sự khỏe mạnh. Điều này có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da của bạn.

Các loại cồn đơn giản có thể làm cho kết cấu của sản phẩm trở nên nhẹ hơn, giúp các thành phần khác trong công thức thẩm thấu vào da và hoạt động như chất bảo quản. Mặc dù những tính năng đó đều có vẻ tốt, nhưng các vấn đề thực sự xảy ra sau quá trình sử dụng lâu dài.

Rachaelle Rempe nói: "Nhiều thương hiệu chăm sóc da kết hợp cồn đơn giản làm chất se khít lỗ chân lông, có lợi cho những người da nhờn. Những điều này tạo ra kết quả trong ngắn hạn, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại cồn đơn giản tác động tiêu cực đến làn da của bạn về lâu dài. Chúng gây kích ứng da và phá vỡ khả năng tự tái tạo của da".

Sử dụng các sản phẩm chứa cồn hàng ngày có thể làm tăng lượng bã nhờn mà da sản xuất tự nhiên để bù đắp cho tình trạng khô da do cồn gây ra. Bên cạnh đó làm trầm trọng thêm các tình trạng khác như bệnh chàm, bệnh trứng cá đỏ, viêm da.

Cồn trong mỹ phẩm an toàn hay không?
Cồn được sử dụng như chất làm se khít lỗ chân lông. Ảnh: 100% Pure.

Cồn béo

Cồn béo là các hợp chất có nguồn gốc từ một số loại sáp tự nhiên, thực vật và ngũ cốc chưa tinh chế, hoạt động như chất nhũ hóa và chất làm mềm trong sản phẩm chăm sóc da.

Christin Powell, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập nhãn hiệu chăm sóc da Kinship, cho biết: "Những loại cồn này dưỡng ẩm và mang lại cảm giác sảng khoái cho làn da. Nếu bạn tìm thấy cetyl, behenyl, stearyl hoặc cetearyl cồn trong danh sách thành phần của sản phẩm, không có gì phải lo sợ. Chúng giúp ổn định các hoạt chất như axit salicylic, oxit kẽm và axit hyaluronic để ngăn ngừa mất độ ẩm trên da".

Cồn trong mỹ phẩm an toàn hay không?
Mặc dù không có cồn “tốt” và “xấu”, chúng có thể sử dụng để đạt được các kết quả khác nhau. Ảnh: Byrdie.

Bản chất không gây kích ứng của các axit béo khiến chúng là thành phần hoàn hảo để pha trộn các thành phần gốc dầu với nước, giúp tạo ra kết cấu dạng kem đặc hơn.

Ngoài ra, sức mạnh làm mềm của các axit béo giúp làm phẳng các tế bào trên lớp ngoài của da, cải thiện kết cấu, làm cho da mịn và mềm hơn khi chạm vào.

Các loại cồn béo không gây kích ứng này mang lại nhiều lợi ích cho mọi loại da, rất tốt đối với những người đang tìm kiếm dầu tăng cường dưỡng ẩm. Rempe nói: "Cồn béo chứa axit béo, hoạt chất này tạo ra hiệu ứng dưỡng ẩm, có lợi cho làn da, đặc biệt đối với những người da khô".

Cồn trong mỹ phẩm an toàn hay không?
Người dùng cần tìm hiểu về các loại cồn trước khi thoa lên da để tránh hậu quả không tốt cho da. Ảnh: Belomed.

Có nên tránh sản phẩm có cồn?

Khi sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ hoặc điều trị vết thương bị nhiễm trùng, cồn đơn giản không có hại miễn là bạn không sử dụng lâu dài.

Đối với cồn béo, chúng là những chất dễ bị hiểu lầm mà bạn nên có trong thói quen chăm sóc da của mình.

Powell giải thích: "Các loại cồn béo rất tốt nhưng khi bị biến tính, cồn có thể làm khô da. Cồn biến tính không được sử dụng trong các công thức chăm sóc da vì nó không có khả năng bảo vệ hàng rào da hiệu quả".

Điều quan trọng là bạn cần phải biết những loại cồn này hoạt động như thế nào để có thể đánh giá sản phẩm trước khi quyết định sử dụng.

Cồn trong mỹ phẩm an toàn hay không?
Các loại cồn đơn giản có tính khử nước và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Trong khi đó, cồn béo tạo hiệu ứng dưỡng ẩm. Ảnh: InStyle.
Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Advertisement

Tăng tương tác mạng xã hội online

Xem nhiều trong tuần

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Ethoxylates là gì, đặc điểm và ứng dụng của nó?

Ethoxylates là một nhóm hóa chất có cấu trúc phân tử dựa trên quá trình ethoxyl hóa, trong đó nhóm ethylene oxide (EO) được thêm vào một phân tử hoá học khác. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện phản ứng giữa ethylene oxide và một chất mẹ (chất khởi đầu) có thể là rượu, phenol, amin, axit béo, hoặc các chất hữu cơ khác.

Phụ gia Triethylenetetramine (TETA)

Triethylenetetramine là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học (NH2CH2CH2NHCH2CH2NH2) và là một amine đa chức năng. Nó còn được gọi tắt là trien hoặc TETA.

Dung môi phân cực và không phân cực là gì?

Dung môi phân cực hòa tan chất tan phân cực và dung môi không phân cực hòa tan chất tan không phân cực. Ví dụ, nước là một dung môi phân cực và nó sẽ hòa tan muối và các phân tử phân cực khác, nhưng không phải là các phân tử không phân cực như dầu. Xăng là một dung môi không phân cực và sẽ hòa tan dầu, nhưng sẽ không trộn lẫn với nước.

Làm sao xác định 1 chất là dung môi phân cực hay không phân cực?

Dung môi là chất lỏng có khả năng hòa tan các hợp chất khác nhau. Dung môi được chia làm 2 loại dung môi phân cực và không phân cực . Vậy làm sao xác định 1 chất là dung môi phân cực hay không phân cực? Hãy cùng dung môi công nghiệp tìm hiểu nhé. {tocify} $title = {Nội dung bài viết} Dung môi phân cực là gì? Dung môi phân cực là các hợp chất có xu hướng có một đầu là cực dương và đầu kia là cực âm. Điều kiện để là dung môi phân cực là: Phân tử do hai hoặc nhiều nguyên tố khác nhau tạo nên. Phân tử phải không đối xứng. (không đối xứng có nghĩa là hình dạng mà hai mặt khác nhau.) Một hợp chất có nhóm OH, như nước và ethanol, là những chất phân cực. Dung môi không phân cực là gì? Dung môi không phân cực là dung môi có các phân tử có điện tích gần giống nhau ở tất cả các phía. Nói cách khác, nó có độ tĩnh điện thấp. Các dung môi này hòa tan tất cả các loại hợp chất không phân cực. Dung môi không phân cực được sử dụng để hòa tan các hydrocacbon khác, chẳng hạn như dầu, mỡ và sá

Quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng

Danh mục Hóa chất Bảng. Ảnh: Cục Hóa Chất . Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP quy định “4. Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và được phân theo thứ tự 1, 2, 3 theo tiêu chí quy định tại phụ lục Hóa chất của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Hóa chất Bảng bao gồm chất thuộc Danh mục và hỗn hợp chất chứa chất thuộc Danh mục”. Các hóa chất độc (Toxic Chemicals) và các tiền chất (Precursors) của chúng được quy định tại Phụ lục I Danh mục hóa chất Bảng (Hóa chất Bảng 1 (Schedule 1) ; Hóa chất Bảng 2 (Schedule 2); Hóa chất Bảng 3 (Schedule 3) Ban hành kèm theo Nghị định số 33 /2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Là các hóa chất thuộc Công ước về vũ khí hóa học (CWC: Chemical Weapons Convention) (https://www.opcw.org/chemical-weapons-convention/annexes/annex-chemicals/annex-chemicals). Thực hiện quy