Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim phổ biến, thường hay xuất hiện trong cuộc sống thường ngày. Tính chất vật lý và hóa học của lưu huỳnh.

Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim phổ biến, thường hay xuất hiện trong cuộc sống thường ngày. Bài viết hôm nay Dung Môi Công Nghiệp sẽ chia sẻ đến các bạn chi tiết về kiến thức tính chất vật lý và tính chất hóa học của lưu huỳnh và cũng như cách điều chế và ứng dụng của lưu huỳnh.

Lưu huỳnh là gì? Cách điều chế và các ứng dụng
Lưu huỳnh là gì? (Nguồn: Internet)

Lưu huỳnh là gì?

Lưu huỳnh hay còn được gọi là Sulfur, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học nằm ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA, có ký hiệu hóa học là S, số nguyên tử là 16, cấu hình electron là 1s² 2s² 2p⁶ 3s² 3p⁴ và độ âm điện là 2,58.

Trong tiếng Ả Rập thì Sufra có nghĩa là màu vàng, lưu huỳnh thường được gọi bằng tên này trong ngôn ngữ của một số quốc gia Châu Âu hiện nay.

Trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh

  • Lưu huỳnh tồn tại ở dạng đơn chất, dạng mỏ lưu huỳnh.
  • Lưu huỳnh cũng tồn tại ở dạng hợp chất trong các muối sunfat, muối sunfua…

Hợp chất của lưu huỳnh

Hợp chất của lưu huỳnh là Sulfur Hidro, có mùi trứng thối, khi hòa tan có tính axit, tan trong nước và phản ứng với nhiều kim loại để tạo ra các sulfur kim loại.

Lưu huỳnh còn có nhiều hợp chất khác như êtyl và mêtyl mecaptan có mùi khó ngửi và được dùng làm chất tạo mùi cho khí đốt nhằm dễ dàng phát hiện rò rỉ.

Một số hợp chất vô cơ của lưu huỳnh có thể kể đến như Sulfua (S2-), sulfit (SO32-), mêtabisulfit (S2O52−), sulfat (SO42-). Một số hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh như: đimêtyl, sulfôniôprôpiônat (DMSP; (CH3 )2S+CH2CH2COO-), thiol (hay mecaptan), thiolat, Sulfôxít, Sulfon, thuốc thử Lawesson

Tính chất vật lý của lưu huỳnh

Lưu huỳnh có các tính chất vật lý đặc trưng có thể kể đến như:

Lưu huỳnh là gì? Cách điều chế và các ứng dụng
Cấu tạo tinh thể của lưu huỳnh (Nguồn: Internet)
  • Lưu huỳnh là chất rắn có màu vàng tự nhiên, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu,…
  • Lưu huỳnh dẫn nhiệt và dẫn điện kém.
  • Lưu huỳnh có hai dạng hình thù chủ yếu là lưu huỳnh Sα tà phương (hoặc lưu huỳnh Sβ đơn tà) và dạng vô định hình (lưu huỳnh dẻo).
  • Lưu huỳnh sôi ở nhiệt độ 444,6oC và tạo thành hơi có màu đỏ nâu. Khi làm nguội nhanh thì hơi lưu huỳnh chuyển thành bột mịn gọi là lưu huỳnh hoa.
  • Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ 112,8oC, chỉ cao hơn nhiệt độ sôi của nước một ít. Khi đun nóng đến 187C thì lưu huỳnh có màu vàng nâu và đặc lại, gọi là lưu huỳnh dẻo.

Tnh chất hóa học của lưu huỳnh

Lưu huỳnh là gì? Cách điều chế và các ứng dụng
Tính chất hóa học của lưu huỳnh (Nguồn: Internet)

Lưu huỳnh vừa thể hiện tính oxi hóa với các mức oxi hóa khác nhau gồm -2, 0, +4, +6 vừa thể hiện tính khử.

Phương pháp điều chế lưu huỳnh

Trong tự nhiên

Để điều chế lưu huỳnh, người ra sử dụng phương pháp Frasch để khai thác nguyên tố S tự do trong lòng đất.

Trong công nghiệp

Trong công nghiệp, lưu huỳnh được điều chế bằng cách đốt H2S và dùng H2S để khử SO2.

  • Trong điều kiện thiếu không khí, ta tiến hành đốt H2S:
  • Ta sử dụng H2S để khử SO2:
  • Các phương pháp này giúp thu hồi hiệu quả lượng lưu huỳnh trên 90% có trong các chất khí độc hại H2S và SO2.

    Ứng dụng của lưu huỳnh

    Ứng dụng của lưu huỳnh dựa trên tính chất hóa học của lưu huỳnh (Nguồn: Internet)
    Ứng dụng của lưu huỳnh dựa trên tính chất hóa học của lưu huỳnh (Nguồn: Internet)

    Trong công nghiệp, lưu huỳnh được sử dụng chủ yếu là để sản xuất axit sunfuric. Ngoài ra, một lượng lớn còn dùng để luyện cao su giúp tăng độ bền và tính đàn hồi của cao su. Nếu ta cho nhiều lưu huỳnh vào cao su thì sẽ tạo được chất dẻo ebonit dùng làm chất cách điện.

    Lưu huỳnh còn được dùng để phun trừ sâu bọ cho một số loại cây, để chế thuốc đầu que diêm, thuốc súng đen hay chế mỡ chữa bệnh ngoài da,…

    Lưu huỳnh có tan trong dung môi hữu cơ không?

    Có. Lưu huỳnh không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu (alcohol),…

    Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

    Bài liên quan

    Xem nhiều trong tuần

    Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

    Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

    Dung môi phân cực và không phân cực là gì?

    Dung môi phân cực hòa tan chất tan phân cực và dung môi không phân cực hòa tan chất tan không phân cực. Ví dụ, nước là một dung môi phân cực và nó sẽ hòa tan muối và các phân tử phân cực khác, nhưng không phải là các phân tử không phân cực như dầu. Xăng là một dung môi không phân cực và sẽ hòa tan dầu, nhưng sẽ không trộn lẫn với nước.

    Làm sao xác định 1 chất là dung môi phân cực hay không phân cực?

    Dung môi là chất lỏng có khả năng hòa tan các hợp chất khác nhau. Dung môi được chia làm 2 loại dung môi phân cực và không phân cực . Vậy làm sao xác định 1 chất là dung môi phân cực hay không phân cực? Hãy cùng dung môi công nghiệp tìm hiểu nhé. {tocify} $title = {Nội dung bài viết} Dung môi phân cực là gì? Dung môi phân cực là các hợp chất có xu hướng có một đầu là cực dương và đầu kia là cực âm. Điều kiện để là dung môi phân cực là: Phân tử do hai hoặc nhiều nguyên tố khác nhau tạo nên. Phân tử phải không đối xứng. (không đối xứng có nghĩa là hình dạng mà hai mặt khác nhau.) Một hợp chất có nhóm OH, như nước và ethanol, là những chất phân cực. Dung môi không phân cực là gì? Dung môi không phân cực là dung môi có các phân tử có điện tích gần giống nhau ở tất cả các phía. Nói cách khác, nó có độ tĩnh điện thấp. Các dung môi này hòa tan tất cả các loại hợp chất không phân cực. Dung môi không phân cực được sử dụng để hòa tan các hydrocacbon khác, chẳng hạn như dầu, mỡ và sá

    Ethoxylates là gì, đặc điểm và ứng dụng của nó?

    Ethoxylates là một nhóm hóa chất có cấu trúc phân tử dựa trên quá trình ethoxyl hóa, trong đó nhóm ethylene oxide (EO) được thêm vào một phân tử hoá học khác. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện phản ứng giữa ethylene oxide và một chất mẹ (chất khởi đầu) có thể là rượu, phenol, amin, axit béo, hoặc các chất hữu cơ khác.

    Dung môi Fatty Alcohol Ethoxylate 8 (FA+8EO)

    Fatty Alcohol Ethoxylate 8 (FA+8EO) là chất hoạt động bề mặt nonionic, chất nhũ hóa thân thiện với môi trường. Fatty acohol thường có nguồn gốc từ dầu thực vật, dầu cọ, dầu dừa, dầu hạt cải. Fatty Alcohol Ethoxylate 8 (FA+8EO) Fatty Alcohol Ethoxylate 8 là gì? Fatty Alcohol Ethoxylate 8 (FAE 8) là một hợp chất hóa học được sử dụng trong ngành công nghiệp và các ứng dụng khác. Đây là một loại chất nhũ hóa và chất làm mềm thông qua việc tạo ra bọt và giảm độ nhớt của các dung dịch. FAE 8 là một loại ethoxylate, có nghĩa là nó được sản xuất bằng cách ethoxyl hóa rượu béo. Cấu trúc chính của FAE 8 bao gồm một chuỗi hydrocarbon dài, gọi là rượu béo, kết hợp với một số lượng cụ thể các nhóm ethylene oxide (EO) được liên kết. Đặc điểm kỹ thuật Xin lưu ý rằng do đặc điểm của Fatty Alcohol Ethoxylate 8 (FAE 8) có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất và ứng dụng cụ thể. Dưới đây là một số đặc điểm kỹ thuật thông thường của FAE 8: Công thức hóa học: FAE 8 là kết hợp giữa một chuỗi rượu b

    Chất tải lạnh là gì? Khái niệm về chất tải lạnh

    Chất tải lạnh (hay còn gọi là chất làm lạnh) là các chất được sử dụng trong hệ thống làm lạnh để hấp thụ và chuyển đổi nhiệt độ từ môi trường xung quanh. Chất tải lạnh có khả năng hấp thụ nhiệt từ một nguồn nhiệt và truyền nhiệt đến một nguồn nhiệt khác.