Đến năm 2030, tăng trưởng công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm, tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt 4-5%

Đến năm 2030, tăng trưởng công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt 4-5%.

Đáp ứng nhu cầu trong nước, nhưng vẫn còn điểm “nghẽn”

Báo cáo về tình hình phát triển ngành công nghiệp hóa chất thời gian qua, ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) - cho biết, tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao. Theo tính toán, sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng từ 13-14% toàn ngành công nghiệp.

Công nghiệp hóa chất làm gì để hướng tới mục tiêu ngành công nghiệp nền tảng hiện đại?
Phát triển ngành công nghiệp hóa chất tập trung hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn.

Trong số 10 ngành công nghiệp lớn nhất cả nước theo phân ngành cấp 2, công nghiệp hóa chất được xếp vào nhóm ngành thứ ba, chiếm tỷ trọng 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp.

Cụ thể, bước đầu hình thành ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh vực sản xuất chủ yếu như phân bón, hóa chất cơ bản, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, hóa chất tiêu dùng…

Báo cáo của Cục Hóa chất cho thấy, các dự án mới, đặc biệt là các dự án hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản góp phần khiến cho chủng loại sản phẩm hóa chất trong nước sản xuất đa dạng hơn, tuy nhiên những sản phẩm công nghệ cao trong nước vẫn chưa sản xuất được, nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Như với ngành phân bón, trừ phân bón Kali và SA phải nhập khẩu do trong nước không có lợi thế về nguyên liệu, ngành phân bón Việt Nam đã cung cấp đủ cho các nhu cầu nội địa hầu hết các loại phân bón.

Về hoá chất cơ bản, Việt Nam chủ yếu mới sản xuất được một số sản phẩm hóa chất cơ bản vô cơ thông dụng như H2SO4, HCl, H3PO4, xút…. Đối với hóa chất cơ bản hữu cơ trong nước hầu như chưa sản xuất được.

Đối với hoá dầu, hiện nay Việt Nam mới chỉ sản xuất được nhựa PVC, PP, phụ gia hoá dẻo DOP, xơ sợi tổng hợp từ các nguyên liệu trung gian nhập khẩu. Trong những năm gần đây, ngành hóa dầu được quan tâm đầu tư mạnh mẽ với nhiều dự án lớn như Nghi Sơn, Long Sơn, Hyosung và một số dự án dưới dạng tổ hợp công nghiệp (Tổ hợp công nghiệp hóa dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, Hyosung); một số khu, cụm công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp hóa chất như: Đình Vũ, Phú Mỹ - Cái Mép, khu công nghiệp Tằng Loỏng, Lào Cai...

Tuy nhiên cơ cấu sản phẩm của ngành hóa chất còn thiếu hụt, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu quốc tế, sản phẩm có chất lượng kỹ thuật cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. “Động lực tăng trưởng của ngành thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào các dự án FDI, khó tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng mong muốn”- báo cáo nêu cụ thể.

Ngoài ra, thiếu quỹ đất để dành cho các khu công nghiệp chuyên biệt trong đó có công nghiệp hóa chất. Các dự án, nhà máy công trình đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, nhiều nhà máy nằm lẫn trong khu dân cư, ít các dự án hình thành dạng tổ hợp, theo mô hình kinh tế tuần hoàn. “Nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn về sự cố, môi trường, hậu quả từ một số dự án đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư cũng như quan điểm của một số địa phương về thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hóa chất”- lãnh đạo Cục Hóa chất cho hay.

Hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 (Chiến lược).

Chiến lược nêu rõ, phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng quan trọng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành, tập trung vào chiến lược phát triển một số phân ngành trọng điểm: hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược và phân bón.

Đồng thời, duy trì và phát triển các nhà máy sản xuất có công nghệ tiên tiến. Hạn chế tối đa việc hình thành mới và từng bước loại bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm môi trường,..

Khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hóa chất, tận dụng tối đa nội lực của đầu tư xã hội. Khuyến khích các dự án FDI đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao”- Chiến lược gợi mở.

Quan trọng là hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn để thu hút các dự án sản xuất hóa chất, các dự án sử dụng hóa chất để sản xuất trong các lĩnh vực khác, trung tâm logistics về hóa chất tại các địa điểm có quỹ đất đủ lớn, xa khu vực dân cư, gần cảng nước sâu, thuận tiện kết nối giao thông, khuyến khích các công nghệ tuần hoàn, sản phẩm, chất thải không sử dụng của nhà máy này làm nguyên liệu cho các nhà máy khác. Từng bước di dời, tập trung các nhà máy sản xuất hóa chất vào khu, cụm công nghiệp nhằm quản lý tập trung, không để các cơ sở hóa chất nguy hiểm không bảo đảm khoảng cách an toàn, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường và phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, nơi tập trung đông người.

Liên quan đến việc hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn lãnh đạo Cục Hóa chất cho biết, bước đầu đã có 5 địa phương là Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận rất ủng hộ, đưa vào quy hoạch sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, công nghiệp hóa chất Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 10 - 11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 4 - 5% vào năm 2030; giai đoạn đến năm 2040, tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 7 - 8%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp duy trì khoảng 4-5%.

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Advertisement

Xem nhiều trong tuần

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Ethoxylates là gì, đặc điểm và ứng dụng của nó?

Ethoxylates là một nhóm hóa chất có cấu trúc phân tử dựa trên quá trình ethoxyl hóa, trong đó nhóm ethylene oxide (EO) được thêm vào một phân tử hoá học khác. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện phản ứng giữa ethylene oxide và một chất mẹ (chất khởi đầu) có thể là rượu, phenol, amin, axit béo, hoặc các chất hữu cơ khác.

Lưu huỳnh là gì? Cách điều chế và các ứng dụng

Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim phổ biến, thường hay xuất hiện trong cuộc sống thường ngày. Bài viết hôm nay Dung Môi Công Nghiệp sẽ chia sẻ đến các bạn chi tiết về kiến thức tính chất vật lý và tính chất hóa học của lưu huỳnh và cũng như cách điều chế và ứng dụng của lưu huỳnh.

Toluene (C6H5CH3) - Methylbenzene

Toluene là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ hoặc quá trình hóa dầu. Toluene là một thành phần phổ biến trong xăng, keo và các sản phẩm sơn. Toluene là một chất lỏng, không màu, không tan trong nước và có mùi giống như chất pha loãng sơn. Nó là một chất lỏng không màu được thay thế đơn chức, bao gồm một nhóm CH 3 được gắn với một nhóm phenyl.

Chọn dung môi pha Chất chống thấm cho vải

Việc pha chế chất chống thấm cho vải đòi hỏi lựa chọn dung môi cẩn thận để đảm bảo lớp phủ đều, không gây nhăn và hạn chế tối đa mùi hôi. Một dung môi phù hợp không chỉ giúp tăng cường khả năng bảo vệ mà còn tối ưu hóa quá trình phủ chống thấm, cho phép vải khô tự nhiên và đạt chất lượng bề mặt tốt nhất. Chọn dung môi pha Chất chống thấm cho vải. Topsol 3040 là một lựa chọn đang được cân nhắc, bên cạnh một số dung môi khác như Isopar và các loại acetate. Tại sao nên dùng Topsol 3040? Topsol 3040 nổi bật nhờ khả năng bay hơi chậm và mùi nhẹ, điều này giúp lớp chống thấm không khô quá nhanh, tránh tình trạng nhăn và bảo đảm lớp phủ đều trên bề mặt vải. Đây là một yếu tố quan trọng khi phủ chất chống thấm trên các chất liệu mỏng manh hoặc cần có sự đồng đều cao. Ưu điểm của Topsol 3040 Tốc độ bay hơi chậm : Cho phép lớp phủ chống thấm tự khô, hạn chế tối đa tình trạng quăn hay nhăn bề mặt vải. Mùi nhẹ : Thân thiện hơn khi sử dụng, giúp giảm thiểu mùi khó chịu trong quá trình pha và thi ...

TOPSol A100 - dung môi thơm C9

TOPSol A100 có nhiều cái tên khác nhau như Solvesso 100, aromatic 100, Solvent naphtha (petroleum), light arom hay được gọi quen thuộc ở Việt Nam là Dung môi thơm C9.