Các loại dung môi pha sơn phổ biến nhất trên thị trường cần có những tính chất đặc trưng nào? Nên chọn loại dung môi nào là thích hợp nhất? Đâu là các loại dung môi pha sơn nào an toàn và phổ biến hiện nay?

Đặc tính về chất lượng của dung môi dùng trong ngành sơn hiện nay
Ảnh minh họa.

Các loại dung môi pha sơn thường được chia thành nhiều loại khác nhau để kết hợp tốt nhất với những sản phẩm sơn. Trong đó, những hóa chất hay gặp nhất là dung môi mạch thẳng, gốc nhân thơm, chứa gốc ketone, gốc alcohol,… Nhờ vào dung môi, sơn có thể duy trì được độ lỏng trong quá trình sử dụng nhưng chất lượng sẽ thay đổi nếu không dùng đúng hàng chính hãng. Tìm hiểu ngay về những dung môi pha sơn cùng Dung Môi Sapa để có loại dung môi thích hợp.

Những công dụng của dung môi pha sơn

Công dụng chủ yếu của những dung môi pha sơn chính là chất lỏng dùng để làm loãng sơn trong quá trình sử dụng. Nhờ vậy, việc sơn phết sơn trở nên dễ dàng hơn và tăng được khối lượng phủ bề mặt. Bên cạnh đó, chất dung môi thường chính là chất mang lại khả năng bảo vệ vẻ đẹp cho bức tường hoặc vật liệu được sơn. Nguyên nhân bởi nó có tính chống thấm, chống ẩm mốc, chống phủ rêu xanh hoặc những mảng bám hình thành sau một thời gian.

Ngoài ra, những hóa chất dung môi sơn này còn được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp khác. Trong đó, thịnh hành nhất là ngành sản xuất giày da, ngành keo dán hay băng dính và cả ngàng nhiếp ảnh. Như vậy, để chọn được loại dung môi thích hợp, tốt nhất nên chú ý đến thông số kỹ thuật, chất lượng dung môi và độ an toàn khi tiếp xúc.

Các loại dung môi pha sơn phổ biến hiện nay

Dung môi Acetone

  • Acetone chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và Đài Loan, Mỹ. Đặc trưng bởi tốc độ bay hơi rất cao và khả năng bắt lửa cực tốt xếp sau xăng.(Nhiệt độ bắt lửa là -20o C). Acetone hòa tan tốt trong nước và các chất thuộc nhóm xenlulozơ như: xenlulozơ axetat, ete,.
  • Acetone còn được dùng làm chất tẩy rửa trong nghành công nghiệp mỹ phẩm, sơn móng tay, sản xuất nhựa...

Dung môi Toluen

  • Toluene là một thành phần phổ biến trong chất tẩy dầu mỡ. Đó là một chất lỏng không màu, có mùi và vị ngọt. Nó bay hơi nhanh chóng.
  • Toluene được tìm thấy tự nhiên trong dầu thô, và được sử dụng trong lọc dầu và sản xuất sơn, sơn mài, chất nổ (TNT) và keo dán.
  • Trong nhà, toluene có thể được tìm thấy trong chất pha loãng sơn, chất tẩy rửa cọ sơn, sơn móng tay, keo dán, mực và chất tẩy vết ố. Toluene cũng được tìm thấy trong khói xe và khói thuốc lá.
  • Khi toluen bị rơi vãi trên mặt đất hoặc xử lý không đúng cách, nó có thể ngấm vào đất và làm ô nhiễm các giếng và suối gần đó. Toluene có thể không thay đổi trong một thời gian dài trong đất hoặc nước không tiếp xúc với không khí.

Dung môi Xylene

  • Xylene được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất sợi, thuốc nhuộm và màng.
  • Dùng trong phòng thí nghiệm để làm nguội các bình phản ứng.
  • Nó đã được sử dụng như một tác nhân hơi cay trong Thế chiến thứ nhất.
  • Sản xuất Sơn và Nhựa: Dùng xylene làm dung môi cho sơn bề mặt vì nó có tốc độ bay hơi chậm hơn Toluene và khả năng hòa tan tốt. Nó được dùng trong tráng men, sơn mài, sơn tàu biển, các loại sơn bảo vệ khác và dùng trong sản xuất nhựa alkyd.
  • Thuốc trừ sâu: Xylene được sử dụng làm chất mang trong sản xuất thuốc trừ sâu hóa học.
  • Mực in: Xylene dùng làm dung môi cho mực in vì nó có độ hòa tan cao.
  • Keo dán: Xylene dùng trong sản xuất keo dán như keo dán cao su.

Cồn IPA

  • Isopropyl Alcohol hay còn gọi là dung môi IPA, cồn rubbing alcohol là dung môi hòa tan mực chủ yếu được sử dụng trong ngành in ấn, đặc trưng bởi khả năng lên mực cực tốt đối với các bề mặt khó lên mực như nhựa hay sứ.
  • Isopropyl chủ yếu được nhập trực tiếp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,. Có độ tinh khiết cao 99.9%. Độ tinh khiết cao nhất trong các loại dung môi pha sơn. Tuy nhiên có giá thành tương đối cao.
  • Ngoài ra, dung môi IPA còn được sử dụng nhiều trong ngành y tế, sản xuất dược, sản xuất nước rửa tay,.. Hay tẩy rửa linh kiện, bảng mạch.

Cồn Methanol

  • Là hợp chất có công thức phân tử cơ bản nhất thuộc nhóm ancol. Có nguồn gốc từ dầu mỏ. An toàn khi sử dụng nhưng độc hại đối với con người vì thế không được uống hay sử dụng trong thực phẩm. Là dung môi thay thế acetone tốt trong các trường hợp, trong các ngành in ấn, pha sơn, sản xuất thuốc trừ sâu.

Metyl Ethyl Ketone (MEK)

  • MEK chủ yếu được biết đến như một chất đóng rắn dùng trong sản xuất nhựa polyester và nhựa vinyl. Ngoài ra MEK cũng có tác dụng tẩy rửa và làm dung môi pha sơn tương tự acetone tuy nhiên tốc độc bốc hơi chậm hơn đáng kể.

Đặc tính về chất lượng của dung môi dùng trong ngành sơn

Là các tính chất của dung môi có ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Trong đó có 2 tính chất: Độ hòa tan và tốc độ bay hơi là quan trọng nhất.

Độ hòa tan dung môi:

Là hiệu ứng tác dụng của dung môi làm tách biệt phân tử polymer tạo màng. Sau đó phân tán chủng trong các dung môi.

Độ hòa tan của dung môi trong sơn được xác định bằng độ nhớt của dung dịch nhựa. % hàm lượng rắn chứa trong dung dịch này. Xu hướng của các nhà làm sơn là chọn sử dụng dung môi với lượng càng nhỏ càng tốt mà vẫn đạt được tốc độ nhớt thấp nhất để chế tạo và thi công sơn.

Bản chất của dung môi được xác định qua tính chất độ hòa tan mạnh yếu. Dựa vào độ hòa tan này mà phân loại dung môi thành 4 loại sau:

Dung môi đích thực hay còn gọi là dung môi hoạt hóa. Là dung môi chỉ sử dụng một mình nó để hòa tan nhựa sơn.

Dung môi ngâm tẩm (LATENT SOLVENTS) không phải là dung môi hoạt hóa. Chỉ dùng để thấm ướt nhựa sơn – điển hình trong nhựa NC – tránh tác dụng tiếp xúc với không khí.

Dung môi phối trộn (diluent – solvents) không phải là dung môi hoạt hóa. Chỉ được dùng pha với dung môi chính nhằm mục đích giảm giá thành của lượng dung môi dùng trong công thức sơn theo yêu cầu.

Dung môi pha loãng (THINNERS) thường là hỗn hợp các dung môi có mặt trong công thức sơn đã nhằm mục đích đã làm giảm độ nhớt của sơn theo yêu cầu thi công.

Ví dụ: Về xác định phân biệt loại dung môi như sau:

Dung môi hoạt hóa: Hydrocarbon mạch thẳng dùng cho nhựa Alkyd béo.Hydrocarbon mạch vòng dùng cho nhựa Alkyd gầy, Acrylic. Epoxy, Ketones dùng cho Vinyl, PU, Acrylic. Ester dùng cho NC, Epoxy.

Latent: Alchols dùng cho NC.

Diluent: hydrocarbon dùng cho hầu hết các loại nhựa.

Thinner: White Spirit dùng cho hầu hết Alkyd béo.

*Tốc độ bay hơi của dung môi

Tốc độ bay hơi cũng giống như độ hòa tan tính chất quan trọng của dung môi, thể hiện độ bay hơi từ màng sơn trong và sau khi thi công sơn.

Sự lựa chọn dung môi thường căn cứ vào độ bay hơi nhanh hay chậm của dung môi như sau:

Các dung môi bay hơi nhanh có các ưu điểm là:

+ Làm tăng nhanh độ nhớt và do đó giảm thiểm độ loang chảy của màng sơn khi thi công lên bề mặt thẳng đứng

+ Làm phản ứng đóng rắn của sơn 2 thành phần xảy ra nhanh hơn. Giảm bớt sự tạo bọt trên màng sơn.

Các dung môi bay hơi chậm có các ưu điểm là:

+ Khắc phục nhược điểm của dung môi bay hơi quá nhanh khi phun sơn. (làm màng sơn kém dàn trải đền trên bề mặt cầu sơn).

+ Làm nhiệt độ bề mặt sơn không bị giảm đột ngột do dung môi bay quá nhanh gặp hơi ẩm còn bám ở bề mặt gây phồng rộp hoặc màng sơn bị đục mờ.

Sự phối trộn dung môi (Solvent Balance): Như đã nói ở phần tốc độ bay hơi của dung môi. Cả 2 loại dung môi bay hơi nhanh và chậm dùng trong hầu hết các loại sơn đều có ưu nhược điểm riêng. Nên các nhà làm sơn thường phối trộn các dung môi này với nhau sao cho màng sơn có chất lượng mong muốn. Trong thực tế thường phối trộn dung môi chính và chất pha loãng (diluent). Tỷ lệ phối trộn thích hợp được xác định qua các thực nghiệm cụ thể.

Đặc tính thông số kỹ thuật của dung môi dùng cho ngành sơn

Đặc tính thông số kỹ thuật của dung môi cho ngành sơn là một yếu tố bắt buộc các nhà cung ứng và sản xuất dung môi phải thông báo cho người sử sụng chọn lựa.

  • Ngoại quan (Appearance): nhận biết nhanh về tạp chất: cơ học, màu sắc, độ đục….
  • Trị số Brom: Là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sơn thành phẩm lưu trữ.
  • Trị số màu sắc: Xác định nhanh các tạp chất gây màu trong dung môi.
  • Tỉ trọng (Density) hoặc trọng lượng riêng (Specific gravity): xác định chính xác loại dung môi.
  • Khoảng nhiệt độ chưng cất: Nhằm xác định sự có mặt của tạp chất có điểm sôi cao hoặc thấp.
  • Điểm bắt cháy: Xác định độ an toàn về cháy
  • Độ tinh khiết: Xác định các tạp chất bất lợi trong dung môi. Ví dụ: Butanol thứ cấp trong MEK, Benzen trong dung môi vòng thơm, nước trong rượu và Ester.
  • Chỉ số khúc xạ (Refractive index): Xác định cho từng loại dung môi.

Ghi chú: Các thông số kỹ thuật nói trên được xác định theo tiêu chuẩn ASTM

Đặc tính về độ an toàn sử dụng của dung môi dùng trong ngành sơn

Độ an toàn sử dụng dung môi gồm có các yếu tố: Điểm bắt cháy độ độc hại đối với con người qua đường tiêu hóa, hô hấp, tiếp xúc với da.

Các nhà sản xuất và cung ứng dung môi cần thông báo cho người sử dụng các số liệu an toàn này bằng kỹ thuật: MSDS (Material safety Data sheets) theo quy định ở Úc, Mỹ hoặc CHDS (Chemical Hazard Data Sheets) ở châu Âu.

* Điểm bắt cháy:

Là thông số quan trọng hàng đầu có liên quan đến hàng loạt vấn đề như: sản xuất, bốc xếp, vận chuyển, lưu kho các sản phẩm có chứa dung môi.

Điểm bắt cháy được xác định là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó dung môi tiếp xúc với không khí có thể bốc cháy khi gặp tia lửa hoặc ngọn lửa.

Thường tại một số quốc gia có luật quy định về ngưỡng an toàn về điểm bắt cháy cho các dung môi áp dụng cho việc vận chuyển và lưu kho. Các sản phẩm chứa dung môi có điểm bắt cháy trên ngưỡng an toàn này được coi là hợp chuẩn.

* Độ độc hại và ô nhiễm môi trường: Bao gồm cả các yếu tố gây hại cho sức khỏe con người như: hô hấp, tiêu hóa, da. Thường áp dụng nhất là chỉ số “giá trị ngưỡng an toàn” TLV (=Threshold, Limit Value) cho nồng độ dung môi trong khí quyển nhà máy. Chỉ số TLV cho biết nồng độ trung bình (p.p.m = triệu đồng). Không được vượt quá ngưỡng an toàn đối với sức khỏe con người trong một ngày làm việc.

Các đặc tính chất lượng khác nhau của dung môi dùng trong ngành sơn

Hàm lượng rượu (-OH) và nước (-OH) gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sơn PU.

Trị số Brom có trong các dung môi Hydrocarbon gây ành hưởng đến màu sắc, mùi và kết tụ nhựa của sơn thành phẩm khi lưu kho.

Mùi của dung môi đặc biệt quan trọng khi thi công sơn trong các môi trường nhạy cảm như trường học, bệnh viện v.v..

Màu sắc của dung môi có thể làm giảm về mỹ quan của màng sơn. Nhất là trong trường hợp dầu bóng trang trí.

Sức căng bề mặt có ành hưởng đến tính thấm ướt của bề mặt sơn. Sức căng bề mặt dung môi có giá trị thấp chọn dùng thích hợp hơn vì có khả năng thấm sơn dễ vào các góc cạnh của bề mặt sơn.

Độ nhớt của dung môi có ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả nghiền sơn. Đồng thời cũng đáp ứng được điều kiện thi công sơn.

  • Phụ gia cho sơn
  • Các loại dung môi
  • Dung môi
  • METHYL ETHYL KETONE (MEK)
  • TOLUENE, BAC, METHANOL
  • Butyl Cellosolve Solvent (BCS)

Nói đến các loại dung môi công nghiệp người ta thường nghĩ ngay đến dung môi công nghiệp sử dụng trong lĩnh vực khai khoáng hoặc các loại dung môi công nghiệp ngành sơn. Trong đó, từng loại dung môi khác nahu lại có những tính chất, ưu điểm và hạn chế khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về một vài loại dung môi công nghiệp sử dụng trong lĩnh vực sơn.

Dung môi công nghiệp ngành sơn là những loại hóa chất thường được sử dụng trong tất cả các loại sơn từ các loại sơn thông thường đến các loại sơn đặc biệt như sơn tan trong nước, mực in, thuốc nhuộm, vẹcni… Việc sử dụng các loại dung môi này nhằm pha loãng hoặc bổ sung thêm những đặc tính khác cho loại sơn như chống thấm, chống rêu, chống bám, hay muốn kiểm soát tốc độ khô của sơn…

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại dung môi, các nguyên liệu cho ngành sơn mực in, hãy liên hệ ngay với Hóa Chất Sapa để được tư vấn 24/7.

——————————————

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SAPA

Địa chỉ: 448a Lý Thái Tổ, Phường 10, Quận 10, TP.HCM

Hotline: 0984.541.045

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Xem nhiều trong tuần

Toluene (C6H5CH3) - Methylbenzene

Toluene là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ hoặc quá trình hóa dầu. Toluene là một thành phần phổ biến trong xăng, keo và các sản phẩm sơn. Toluene là một chất lỏng, không màu, không tan trong nước và có mùi giống như chất pha loãng sơn. Nó là một chất lỏng không màu được thay thế đơn chức, bao gồm một nhóm CH 3 được gắn với một nhóm phenyl.

Dung môi phân cực và không phân cực là gì?

Dung môi phân cực hòa tan chất tan phân cực và dung môi không phân cực hòa tan chất tan không phân cực. Ví dụ, nước là một dung môi phân cực và nó sẽ hòa tan muối và các phân tử phân cực khác, nhưng không phải là các phân tử không phân cực như dầu. Xăng là một dung môi không phân cực và sẽ hòa tan dầu, nhưng sẽ không trộn lẫn với nước.

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Chất tải lạnh là gì? Khái niệm về chất tải lạnh

Chất tải lạnh (hay còn gọi là chất làm lạnh) là các chất được sử dụng trong hệ thống làm lạnh để hấp thụ và chuyển đổi nhiệt độ từ môi trường xung quanh. Chất tải lạnh có khả năng hấp thụ nhiệt từ một nguồn nhiệt và truyền nhiệt đến một nguồn nhiệt khác.

Chất Hóa Dẻo Di-Isononyl Phthalate (DINP)

Di-Isononyl Phthalate (DINP) là một loại chất phụ gia phthalate được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất. Nó là một loại chất phụ gia mềm dẻo và có khả năng tăng cường tính đàn hồi và độ bền của các vật liệu nhựa.

Cồn Isobutanol (Isobutyl Alcohol)

Isobutanol còn được gọi Isobutyl Alcohol được sử dụng phổ biến trong sản xuất sơn và nhựa resin, trong mực in, keo dán, sản xuất vecni đánh bóng...

Ethoxylates là gì, đặc điểm và ứng dụng của nó?

Ethoxylates là một nhóm hóa chất có cấu trúc phân tử dựa trên quá trình ethoxyl hóa, trong đó nhóm ethylene oxide (EO) được thêm vào một phân tử hoá học khác. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện phản ứng giữa ethylene oxide và một chất mẹ (chất khởi đầu) có thể là rượu, phenol, amin, axit béo, hoặc các chất hữu cơ khác.