Giặt khô là một quá trình giặt sử dụng hóa chất, dung môi để làm sạch áo quần. Dung môi này sẽ thấm vào sợi vải rồi được tách triết ra mang theo bụi bẩn, mồ hôi, dầu mỡ… bám trên quần áo. Gọi là giặt khô vì xà phòng và nước không cần dùng đến trong chu trình làm sạch này.

7 điều cần lưu ý cho quy trình giặt khô quần áo
Những lưu ý cho quy trình giặt khô quần áo.

Trước khi treo quần áo vào tủ, bạn nên tháo bỏ lớp túi bên ngoài vì nếu để lâu độ ẩm từ không khí có thể bị mắc kẹt bên trong túi và gây ảnh hưởng đến chất liệu bộ đồ của bạn.

Chính vì giặt khô giúp bảo toàn quần áo như ban đầu và đặc biệt giữ màu sắc bền lâu hơn, nên hiên nay phương pháp giặt rất được lòng mọi người. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị hư hại sau khi giặt khô quần áo, các bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Đừng cố gắng tự xử lý các vết bẩn trên quần áo

Với loại quần áo chất liệu cao cấp, các bạn không nên tự xử lý các vết bẩn trên đó bởi nếu không cẩn thận dùng nhầm loại bột giặt hay chất tẩy cũng đủ khiến cho chúng trở thành “món hàng đáng vứt đi”. Do đó, khi thấy quần áo bám quá nhiều bụi, hay bị dây bẩn bởi bất cứ một cái gì đó thì bạn cũng nên mang đi giặt khô ngay càng sớm càng tốt.

Với loại quần áo chất liệu cao cấp, các bạn không nên tự xử lý các vết bẩn trên đó bởi nếu không cẩn thận dùng nhầm loại bột giặt hay chất tẩy cũng đủ khiến cho chúng trở thành “món hàng đáng vứt đi”

2. Hãy nói rõ vết bẩn trên quần áo

Mọi vết bẩn trên quần áo sẽ được tẩy sạch trừ khi bạn biết chính xác thủ phạm gây ra những vết bẩn khó chịu đó, chẳng hạn như vết cà phê, tương cà, dầu mỡ hay nhựa. Bởi vậy, khi quần áo dính bẩn và bạn đem đi giặt khô, bạn nên nói rõ với chủ tiệm những vết bẩn đó bắt nguồn từ đâu để họ có thể tìm giải pháp tốt nhất giúp quần áo trở lại như mới.

7 điều cần lưu ý cho quy trình giặt khô quần áo
Bạn cần nói rõ vết bẩn với người phụ trách nơi bạn giặt khô.

Khi quần áo dính bẩn và bạn đem đi giặt khô, bạn nên nói rõ với chủ tiệm những vết bẩn đó bắt nguồn từ đâu để họ có thể tìm giải pháp tốt nhất giúp quần áo trở lại như mới.

3. Nhanh chóng đi giặt khô nếu dính các hóa chất từ sản phẩm làm đẹp

Chất chống mồ hôi, chất khử mùi, sản phẩm làm tóc, nước hoa, chai nước thơm tây rửa mặt, keo xịt tóc...nếu dính lên quần áo đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất liệu vải. Tùy thuộc vào từng sản phẩm, chúng có thể chứa alcohol, axit và các chất tẩy rửa trắng nên mức độ tác động đến vải cũng khác nhau. Bởi vậy, với các loại quần áo khó có thể giặt bằng tay hoặc máy, các bạn nên đem khi giặt khô ngay khi chúng dính phải các hóa chất từ các sản phẩm làm đẹp.

Chất chống mồ hôi, chất khử mùi, sản phẩm làm tóc, nước hoa, chai nước thơm tây rửa mặt, keo xịt tóc...nếu dính lên quần áo đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất liệu vải.

4. Quần áo bộ thì luôn luôn giặt cùng một lúc

Những bộ vét lịch sử luôn là sự lựa chọn hàng đầu dành cho cánh mày râu. Do đó, để giữ cho các bộ vét luôn mới và sạch sẽ, mỗi khi đem chúng đi giặt khô, các bạn cần nhớ phải đem cả bộ đi giặt, tránh trường hợp giặt khô quần nhiều lần mới đem áo đi giặt một lần bởi làm như vậy sẽ làm cho màu sắc giữa áo và quần có sự chênh lệch nhau.

Tránh trường hợp giặt khô quần nhiều lần mới đem áo đi giặt một lần bởi làm như vậy sẽ làm cho màu sắc giữa áo và quần có sự chênh lệch nhau.

7 điều cần lưu ý cho quy trình giặt khô quần áo
Giặt khô. Ảnh minh họa.

5. Phân loại cẩn thận các loại quần áo cần giặt khô

Khi đem quần áo đi giặt khô các bạn hãy để riêng các loại quần áo sáng màu, tối màu, bộ vét, áo dạ, áo lông...Chỉ một thao tác đơn giản như vậy thôi cũng góp phần giúp quần áo được giặt khô sạch sẽ mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng vải.

Phân loại cẩn thận các loại quần áo cần giặt khô.

6. Không nên để quần áo lâu trong túi bóng

Thông thường ở các cửa hàng giặt khô, sau khi quần áo của khách đã được giặt sạch sẽ, họ sẽ treo cẩn thận lên móc và bọc một lớp túi bên ngoài để tránh bụi. Tuy nhiên, khi đem quần áo từ tiệm giặt về nhà và trước lúc treo quần áo vào tủ đồ, các bạn nên tháo bỏ lớp túi đó vì nếu để lâu độ ẩm từ không khí có thể bị mắc kẹt bên trong túi và gây ra thiệt hại đáng kể cho bộ đồ của bạn.

7 điều cần lưu ý cho quy trình giặt khô quần áo
Không nên để quần áo lâu trong túi bóng.

Trước khi treo quần áo vào tủ đồ, các bạn nên tháo bỏ lớp túi bên ngoài vì nếu để lâu độ ẩm từ không khí có thể bị mắc kẹt bên trong túi và gây ra thiệt hại đáng kể cho bộ đồ của bạn.

7. Kiểm tra mọi túi quần, túi áo trước khi giao đồ cho nhân viên tiệm giặt khô

Trước khi giao quần áo cho nhân viên tiệm giặt, các bạn cần phải kiểm tra thật kĩ mọi túi để tránh bỏ quên vật gì trong đó, chẳng hạn như một chiếc thẻ ngân hàng, một chiếc nhẫn hay bất cứ món đồ nào bởi nếu đem giặt cùng quần áo thì những thứ đồ đó có thể bị hư hại khi tiếp xúc với các hóa chất giặt tẩy. Thậm chí, chúng cũng ảnh hưởng đến quần áo của bạn.

Trước khi giao quần áo cho nhân viên tiệm giặt, các bạn cần phải kiểm tra thật kĩ mọi túi để tránh bỏ quên vật gì trong đó.

Nhận chào giá theo container các mặt hàng hóa chất công nghiệp. Giá công luôn luôn tốt hơn rất nhiều so với giá bán lẻ tại kho. Đặc biệt, đặt nhập từ nước người kéo thẳng về kho khách hàng thì sẽ càng tốt hơn nữa vì đỡ chi phí vận chuyển và bốc xếp. Chi tiết liên hệ Niệm 0984.541.045 (Zalo/Call) để trao đổi và thương lượng ạ!

Bài liên quan

Xem nhiều trong tuần

Dung môi phân cực và không phân cực là gì?

Dung môi phân cực hòa tan chất tan phân cực và dung môi không phân cực hòa tan chất tan không phân cực. Ví dụ, nước là một dung môi phân cực và nó sẽ hòa tan muối và các phân tử phân cực khác, nhưng không phải là các phân tử không phân cực như dầu. Xăng là một dung môi không phân cực và sẽ hòa tan dầu, nhưng sẽ không trộn lẫn với nước.

Amide là gì? Khái quát về nhóm amide trong hóa chất công nghiệp

Amide là một nhóm chức nằm trong phân nhóm hữu cơ, với cấu trúc chung là một nhóm cacbonil (-C=O) liên kết với một nhóm amino (-NH2 hoặc -NR2) thông qua một liên kết peptit (-C-N-). Nhóm amide là một phần quan trọng của hóa chất công nghiệp , được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm dược phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nhựa, sợi tổng hợp và thuốc diệt cỏ.

Toluene (C6H5CH3) - Methylbenzene

Toluene là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ hoặc quá trình hóa dầu. Toluene là một thành phần phổ biến trong xăng, keo và các sản phẩm sơn. Toluene là một chất lỏng, không màu, không tan trong nước và có mùi giống như chất pha loãng sơn. Nó là một chất lỏng không màu được thay thế đơn chức, bao gồm một nhóm CH 3 được gắn với một nhóm phenyl.

Chất tải lạnh là gì? Khái niệm về chất tải lạnh

Chất tải lạnh (hay còn gọi là chất làm lạnh) là các chất được sử dụng trong hệ thống làm lạnh để hấp thụ và chuyển đổi nhiệt độ từ môi trường xung quanh. Chất tải lạnh có khả năng hấp thụ nhiệt từ một nguồn nhiệt và truyền nhiệt đến một nguồn nhiệt khác.

Ethoxylates là gì, đặc điểm và ứng dụng của nó?

Ethoxylates là một nhóm hóa chất có cấu trúc phân tử dựa trên quá trình ethoxyl hóa, trong đó nhóm ethylene oxide (EO) được thêm vào một phân tử hoá học khác. Điều này được thực hiện bằng cách thực hiện phản ứng giữa ethylene oxide và một chất mẹ (chất khởi đầu) có thể là rượu, phenol, amin, axit béo, hoặc các chất hữu cơ khác.